Khai thác thông tin thiết kế quán cafe
Các câu hỏi với khách hàng. Để bắt đầu thiết kế quán cafe
(Bài viết khá dài và theo mạch suy nghĩ của tôi. Thường không được quá chau chuốt. Nên nếu hữu ích được cho anh chị em bạn bè thì chắc sẽ rất vui)
I. Anh chị định đầu tư bao nhiêu tiền?
câu hỏi này đối với nhiều người có vẻ khó trả lời. Họ cảm thấy “không an toàn” khi phải đối diện với nó. Có thể hiểu tâm lý đó như thế này. Nếu nói đúng số tiền mình có. Ông thiết kế này chắc sẽ chém mình hết mức đây.
Để giải toả nỗi lo này. Hãy bắt đầu giải thích cho họ. Cần phân từng loại tiền riêng rẽ.
– Tiền thuê mặt bằng. Thường là 3-6-12 tháng + 1 số tiền cọc tương ứng 3-6 tháng. Ví dụ thuê nhà 30tr/ tháng. Nộp 3 tháng/1 lần và cọc 3 tháng. Tổng là 120tr>>>. Khoản tiền này không liên quan gì tới câu hỏi “anh chị định đầu tư bao nhiêu tiền”
– Tiền dự trù cho mua sắm thiết bị, nguyên vật liệu và lương nhân viên, dự trù một khoản để duy trì quán trong khoảng thời gian đầu (khoảng 3 tháng) >>> Khoản tiền này cũng không liên quan gì tới câu hỏi “anh chị định đầu tư bao nhiêu tiền”
– Các chi phí “mềm” khác để việc xây dựng, hoạt động của quán được suôn sẻ tại mặt bằng thuê.
Vậy. Hãy diễn giải cho chủ đầu tư một danh sách các việc thuộc phạm trù “Bao nhiêu tiền”
1. Chi phí thiết kế: là đơn giá thiết kế của Công ty bạn. Có thể tính trên m2. Hay gói thiết kế sao cho phù hợp với công sức của các bạn bỏ ra. Cũng phù hợp với số tiền đầu tư của khách hàng nữa
2. Chi phí phá dỡ. Cải tạo mặt bằng: xây tường, dựng vách ngăn, vách kính cửa đi, trần, sàn gạch,sàn gỗ, nhựa..sơn bả, điện nước…
3. Chi phí cho hệ thống quầy bar, trang thiết bị pha chế (máy cafe, tủ lạnh, máy tính tiền, tủ trưng bầy…bát đĩa cốc chén…)
4. Chi phí cho đồ nội thất như bàn, ghế, đồ trang trí, tranh ảnh. Cây cảnh. Cho trang bị điện máy: đèn, quạt, điều hoà, tivi máy chiếu…
5. Chi phí cho nhận diện thương hiệu như: biển hiệu, logo, menu, đồng phục nhân viên, các loại tem nhãn, ấn phẩm…
Với một số chủ đầu tư đã có tìm hiểu từ trước thì họ có thể trả lời được con số cụ thể là bao nhiêu tiền. ( thường thì số tiền này được nói ít đi khoảng 20-40% số tiền họ thực sự sẽ chi. Ai cũng muốn giữ phần an toàn về mình mà)
Không sao. Hãy tiếp tục giải thích Ý Nghĩa của câu hỏi này nhé
Để nắm được người thiết kế sẽ có trong tay một khoản tiền tương đối rõ ràng. Sẽ chỉ ra được cho chủ đầu tư. Từng khoản nào sẽ được chi vào việc gì (trong các mục tôi đã kê ở trên)
Ví dụ cụ thể đi. Chủ đầu tư định chi 300tr cho 1 mặt bằng quán 70m2 (tỷ lệ phân chia này sẽ rất khác nhau với từng mặt bằng cụ thể. Nên chỉ là tương đối để tham khảo thôi nhé)
– Phần thiết kế. Thường chiếm khoảng 5% chi phí đầu tư~15tr
– Phần cải tạo~ 10-50tr (tuỳ thuộc rất nhiều vào hiện trạng của mặt bằng phải tác động nhiều hay ít)
– Phần quầy bar~30-100tr (tuỳ vào menu quán định làm>>> quyết định các thiết bị phù hợp – các diễn đàn về đồ thanh lý rất nhiều nên chi phí này cũng dao động lắm)
– Phần đồ nội thất ~70-120tr
– Phần nhận diện ~15-30tr
Thử cộng lại nhé.
120+300+120= 540tr (là số tiền thực sự cần chuẩn bị để mở quán cafe đó anh chị ạ)
Tuỳ ưu tiên vào hạng mục nào mà chủ đầu tư cùng người thiết kế căn chỉnh với nhau cho phù hợp với số tiền đó. Với tiêu chí” chi phí tối thiểu- lợi ích tối đa”
Ý nghĩa lớn hơn nữa của câu hỏi này để không xảy ra việc. Người thiết kế phóng tay vẽ thoải mái xong lúc lập dự toán vượt quá nhiều và không thể triển khai. Lúc đó mới cắt gọt các dự định đẹp đẽ trong thiết kế đi. Và sản phẩm cuối cùng có vẻ không được như mong đợi chút nào
————————————————
Một số câu hỏi tiếp theo (có phần bổ sung hoặc đã bao gồm trong câu hỏi trên rồi)
II. Anh chị thích phong cách quán như thế nào?
– nhiều người có thể nói ngay. Làm cho chị y hết AHA đi. Hay 1 quán cafe cụ thể nào đó. E cứ làm y hệt thế cho chị
– Câu này là để xác định xem chuyến phiêu lưu về thiết kế quán sẽ đi về đâu. Hoặc chỉ là áp dụng vài nét hay. Hợp thời của quán tham khảo. Hoặc sẽ là một phiên bản lỗi copy dập khuôn và người thiết kế chả có vai trò gì ngoài “thợ vẽ” cả. Miễn cứ thi công là có tiền. Điều này khá đau đớn với một số “nhà thiết kế “
– Ý nghĩa của câu này rộng hơn. Là để cho rõ câu “chi bao nhiêu tiền” vì: nếu muốn làm cho chị quán như của Runam mà có mỗi 300tr tất cả. Thì chắc làm được mỗi cái quầy bar. Còn nếu làm như các tiệm trà chanh nhượng quyền thì dễ chịu hơn rồi
III. Anh chị dự định sẽ bán những gì
– bán sản phẩm gì. Liên quan chặt chẽ đến việc sẽ có bao nhiêu thiết bị cần được đầu tư. Nếu chỉ bán trà sữa. Thì máy pha cafe đâu phải mua. Hãy kê tất cả các thiết bị về trà sữa vào danh sách đồ cần sắp xếp trong quầy.
– Hoặc nếu chuyên cafe máy. Thì phải xác định xem cỡ máy nào. Bao nhiêu Group để đủ phục vụ cho lượng khách tối đa trong cùng một thời điểm tại quán – dẫn đến việc bài trí diện tích của khu pha chế tối đa được cho bao nhiêu người pha chế cùng làm việc…
– Có bán đồ ăn kèm không. Nhiều quán cafe tại khu văn phòng rất hay bán kèm cơm suất. Có thể cần làm cả một phòng bếp riêng biệt. Hay Các món chỉ cần hâm nóng lại như bánh mỳ sốt vang..chỉ cần có lò nướng, lò vi sóng. Hay một chiếc bếp từ- bếp ga mini.
– Như vậy. Câu hỏi này sẽ gạch ra được rất nhiều thứ cần được sắp xếp trong mặt bằng thiết kế ban đầu.
IV. Anh chị sẽ phục vụ- thanh toán theo kiểu gì
– việc này quyết định tương đối đến vị trí đặt quầy thu ngân.
– Nếu order và thanh toán tại quầy. Khách hàng tự lấy đồ uống. Thì quầy cần nằm ngay gần lối ra vào
– Nếu order và thanh toán tại bàn. Quầy không nhất thiết phải đặt như vậy. Mà có thể ở vị trí khác thuận tiện hơn cho việc kê đặt tối đa số chỗ ngồi của khách.
V. Anh chị có tự làm, mua sắm, có người quen (anh chị em họ hàng thân thiết, người làm việc này, người giúp việc kia không)
– câu này để xác định thêm rằng. Số tiền bao nhiêu kia sẽ được chia cho những ai. Không phải lúc nào bạn cũng được sử dụng hết nó đâu. Và hãy sử dụng tốt nhất số mà bạn có.
VI. Anh chị có đặc biệt thích, không thích điều gì ở quán của mình không
– Một phần để xác định là có những đồ trang tri, lưu niệm đặc biệt nào không (như quán của khách hàng tôi bầy búp bê Barbie chẳng hạn, cần một khu vực chuyên biệt như vậy)
– Hoặc màu sắc yêu thích, màu không hợp với mệnh của chủ đầu tư
VII. thời gian anh chị cần phải xong và đi vào hoạt động là bao lâu?
– nghe có thừa không. Khi gần như chắc chắn là “ nhanh hết sức có thể- càng nhanh càng tốt”
– Không thừa đâu. Câu này để xác định xem thời gian đó có khả thi không , có thể đáp ứng được không và có thể thoả thuận cho phù hợp cả hai bên không.
– Thường thì như này. Ít nhiều chủ đầu tư sẽ được chủ thuê nhà cho miễn tiền thuê từ 2 tuần đến 1 tháng. Khá hãn hữu việc không được miễn ngày nào, hay được thời gian thoải mái bao giờ xong thì thôi.
– Vậy để phân định luôn và ngay việc gì phả chờ. Việc gì bắt tay ngay vào làm sau khi khảo sát mặt bằng. Và tư vấn sơ bộ. Hãy quan tâm vài gạch đầu dòng sau đây.
– Việc phá dỡ nhữ thứ không cần thiết, có trong ý tưởng và chắc chắn không ảnh hưởng gì tới việc thiết kế cả
– Cấp thoát nước, vị trí công tắc ổ cắm, cửa cuốn chẳng hạn
– Còn việc thiết kế. Ít nhần cất thời gian tư duy, tìm giải pháp và dựng hình- triển khai bản vẽ kỹ thuật sản xuất… thì hãy dành thời gian phù hợp và thích đáng cho chúng.
– Những thứ có thể mua sẵn, không đây thì kia, không Hà Nội thì Sài Gòn hay nước ngoài… cần định rõ ra nhé. Và hãy thật nhịp nhàng phối hợp các công việc trước sau với nhau.
– Có rất nhiều hạng mục công việc không thể đáp ứng được thời gian dự kiến. Hãy nêu rõ và giải thích cho chủ đầu tư hiểu. Có thể bổ sung sau nếu nó không quá ảnh hưởng tới việc vận hành. Khai trương.
VIII. Một số ngoại lệ
– Ban đầu cửa hàng mà khách của tôi đang hoạt động có cái sàn nhà màu không mê được. Anh em thiết kế nhìn vào đều khóc như mưa. Bảo anh ơi. Nhìn cái này em tụt mood luôn. Không nghĩ được gì đâu. Hay a cho e vẽ cái sàn khác cho hợp nhé. (Mặc dù khách hàng khẳng định sẽ không thay sàn vì nó “ hợp phong thuỷ”
– Điều bất ngờ đã xảy ra khi thiết kế lên quá đẹp. Và chủ đầu tư ok ngay việc làm cái sàn y như thiết kế. Vui không? Vui quá chứ sao nữa ạ.
Một vài chia sẻ trên đây hy vọng có ích cho anh chị em bạn bè của tôi. Hoan nghênh mọi ý kiến, góp ý, chia sẻ.